0989729090 info@vietnew.vn
ACPC

Tìm kiếm trên website chúng tôi

Liên kết nhanh

Thông tin tòa soạn

Quảng cáo

Liên hệ

Tiện ích

Chuyển đổi tỉ giá

Giá vàng hôm nay

Tỉ giá ngoại tệ

Liên hệ nhanh

Điện thoại: 0909 090 909

Email: lienhe@frnews.vn

X

Quốc hội giám sát tối cao Luật Quy hoạch: Tháo gỡ nhiều 'điểm nghẽn'

Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi luật quy hoạch có hiệu lực thi hành". Đây là điểm đổi mới đáng chú ý trong công tác lập pháp, giám sát của Quốc hội.
1_sdhgaqh1 (1)

1_sdhgaqh1 (1)

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã bàn và thông quan nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành". Ảnh: Quang Phúc.

Nhận diện "nút thắt" trong thi hành Luật Quy hoạch

Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2017, có hiệu lực từ ngày 1/1/2019, song sau nhiều năm vẫn không thể triển khai một cách thuận lợi dù không ít giải pháp bổ sung đã được thực hiện, thậm chí Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV phải ban hành Nghị quyết 751 giải thích một số điều trong luật.

Chính vì vậy, ngay kỳ họp đầu tiên của khóa XV, Quốc hội đã lựa chọn chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành" là một trong hai chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2022 nhằm đánh giá toàn diện, khách quan việc triển khai thực hiện luật của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan để từ đó đề xuất giải pháp xử lý tồn tại, hạn chế, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch, góp phần hoàn thiện thể chế về quy hoạch.

Kết quả giám sát được phản ánh tại báo cáo đầy đủ (71 trang) và các tài liệu kèm theo mà Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định từng cho biết là "khi cân lên tới 16 kg", thể hiện sự công phu trong quá trình làm việc, trong đó nhận diện và chỉ rõ được những nút thắt, "điểm nghẽn" từ chính những bất cập trong quy định đến cách tổ chức thực hiện trong thực tế và thẳng thắn chỉ rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan.

Chính vì vậy, khi thảo luận hội trường, các đại biểu Quốc hội đều bày tỏ hoàn toàn đồng tình với báo cáo của Đoàn giám sát, đánh giá rất giá trị, toàn diện, sâu sắc và "thời sự"; đồng thời cho rằng cuộc giám sát này là chưa từng có tiền lệ, nếu xét về nội dung, tính chất phức tạp và cả phạm vi tác động. Kết quả cho thấy việc Quốc hội lựa chọn giám sát tối cao vấn đề quy hoạch là trúng, đúng và kịp thời.

Quốc hội chia sẻ, đồng hành cùng Chính phủ

Việc xây dựng và ban hành Luật Quy hoạch là sự nỗ lực, cố gắng lớn của Quốc hội, Chính phủ. Số lượng quy hoạch giảm từ 3.654 quy hoạch thời kỳ trước khi Luật Quy hoạch có hiệu lực xuống 111 quy hoạch (giảm 97%), chỉ còn 1 quy hoạch tổng thể quốc gia, 1 quy hoạch không gian biển quốc gia, 1 quy hoạch sử dụng đất quốc gia, 39 quy hoạch ngành cấp quốc gia, 6 quy hoạch vùng và 63 quy hoạch tỉnh.

Không chỉ giảm về số lượng, quan trọng hơn là thiết lập một hệ thống quy hoạch thống nhất, giản lược, có tầng bậc, tích hợp, dễ theo dõi và thực hiện, qua đó tập trung hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của đất nước vào các mục tiêu phát triển, không gian phát triển mới, giá trị mới và động lực phát triển mới của quốc gia, vùng và địa phương.

Trong tổng số 111 quy hoạch được lập theo quy định của Luật Quy hoạch có 110/111 quy hoạch đã được phê duyệt nhiệm vụ, trong đó 41/42 quy hoạch cấp quốc gia, 6/6 quy hoạch vùng, 63/63 quy hoạch tỉnh. 7/111 quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt, gồm: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, 4 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực giao thông vận tải, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Quy hoạch tỉnh Bắc Giang.

Vấn đề đặt ra tại sao công tác quy hoạch theo Luật Quy hoạch lại chậm và có nhiều vướng mắc như vậy? Không trả lời được câu hỏi này thì mọi giải đáp đều không căn cơ, đều nửa vời, thậm chí có thể phát sinh thêm những vướng mắc mới. Và báo cáo giám sát cũng như các ý kiến đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn nhận diện, chỉ rõ những nút thắt, điểm nghẽn, trong đó có những bất cập ngay trong Luật Quy hoạch với nội hàm, khái niệm chưa rõ ràng, khó thực hiện.

Chính đại biểu Quốc hội cũng thừa nhận, hiếm có luật nào có quá trình từ xây dựng dự án luật đến khi thông qua lại gặp nhiều ý kiến khác nhau như vậy. Nhiều vấn đề cơ bản của Luật Quy hoạch chưa được luận giải thấu đáo, đầy đủ nên khi triển khai trong thực tế bị vướng mắc ngay. Điều này đã được cảnh báo từ trước khi thảo luận dự án luật. Bên cạnh đó, hoạt động quy hoạch được điều chỉnh ở nhiều văn bản luật và có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật cũng đã được Đoàn giám sát chỉ ra cụ thể.

Điều đáng quan tâm khi tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 cũng bị đánh giá là rất chậm so với yêu cầu của Quốc hội và thực tiễn, đến nay còn 104/111 quy hoạch chưa hoàn thành, lập phê duyệt. Điều này dẫn đến phải tiếp tục kéo dài thời hạn và điều chỉnh Quy hoạch hiện hành thời kỳ 2011 - 2020, vì vậy đang tồn tại song song, đồng thời áp dụng hai loại quy hoạch...

"Những tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Bên cạnh nguyên nhân do quy định pháp luật về quy hoạch bất cập còn do nguyên nhân tổ chức thực hiện công tác quy hoạch ở các cấp, các ngành, địa phương còn nhiều hạn chế", báo cáo của Đoàn giám sát nêu rõ và Quốc hội cũng thống nhất cao.

Có thể nói, hoạt động giám sát lần này là dịp tổng rà soát, đánh giá toàn diện, khách quan về việc triển khai pháp luật về công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước. Một số vấn đề nhận thức đối với pháp luật về quy hoạch đã được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương nhận diện sâu sắc trong hoạch định chính sách, xây dựng thực thi pháp luật và quản lý nhà nước về công tác quy hoạch. Hơn thế, hoạt động giám sát góp phần đánh giá chất lượng công tác xây dựng pháp luật thời gian vừa qua và bài học kinh nghiệm trong thời gian tới.

Quốc hội thông qua nghị quyết giám sát cũng nhằm xử lý tất cả các tồn tại, hạn chế, trong đó có các giải pháp cả cấp bách trước mắt, lẫn trung hạn, dài hạn. Các ý kiến thảo luận cơ bản đồng tình cũng như gợi mở thêm nhiều giải pháp khả thi khác.

Cuộc giám sát tối cao của Quốc hội diễn ra thẳng thắn, không kém phần "nóng". "Với Nghị quyết giám sát của Quốc hội được thông qua tại kỳ họp này, Chính phủ sẽ có cơ sở pháp lý để triển khai hàng loạt các giải pháp để xử lý các tồn tại, hạn chế, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quy hoạch 2021-2030, bảo đảm chất lượng quy hoạch", đại biểu Phạm Văn Hoà (đoàn Đồng Tháp) nói.

Từ góc độ của cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, chọn giám sát tối cao về quy hoạch là một quyết định đúng đắn, sát thực tiễn, kịp thời và cũng là một sự đổi mới trong công tác giám sát của Quốc hội Khóa XV, thể hiện sự chia sẻ và đồng hành của Quốc hội đối với Chính phủ trong việc kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là những vấn đề khó, mới, phức tạp giúp cho công tác điều hành của Chính phủ thuận lợi hơn. Và cụ thể với công tác quy hoạch, đó là "đẩy nhanh và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới".

Theo Nhà Đầu Tư

https://nhadautu.vn/quoc-hoi-giam-sat-toi-cao-luat-quy-hoach-thao-go-nhieu-diem-nghen-d67138.html

Mới nhất

Ford công bố kế hoạch tăng cường xe điện và triển vọng lợi nhuận năm 2023

27/05/2023 lúc 09:34

Nhà sản xuất ô tô hàng đầu Mỹ Ford ngày 22/5 cho biết sẽ giữ nguyên kế hoạch năm 2023, đạt lợi nhuận trước thuế đã điểu chỉnh nằm trong khoảng từ 9 – 11 tỷ USD và duy trì 6 tỷ USD trong dòng tiền tự do.

Chuyển đổi số sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng

27/05/2023 lúc 09:34

Ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia khẳng định điều này tại Hội thảo Dịch vụ tài chính-ngân hàng 2023 với chủ đề "Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng và fintech-dữ liệu cá nhân" do Tập đoàn Dữ liệu quốc tế tại Việt Nam (IDG Việt Nam) tổ chức sáng 26/5.

EuroCham kết nối đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tại Tây Ninh

27/05/2023 lúc 09:34

Với thành công trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tại nhiều địa phương trên cả nước, Hiệp hội các doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) sẽ tiếp tục mở rộng mô hình đầu tư này đến Tây Ninh.

Nên đăng kiểm xe trước một tháng?

27/05/2023 lúc 09:34

Tôi tham đăng kiểm online thấy vẫn còn quá tải, xin hỏi tôi có nên đăng ký sớm hơn 1 tháng cho chắc. (Thế Dũng)

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và 4 Bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội

27/05/2023 lúc 09:34

Theo chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn từ ngày 6-8/6 tới...

Cách chăm sóc xe máy mùa nắng nóng

27/05/2023 lúc 09:34

Khi nhiệt độ ngày càng cao, chiếc xe máy sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực về khả năng vận hành. Do đó, người sử dụng cần lưu ý những điều sau đây để giúp loại phương tiện này luôn hoạt động ổn định. 

Gần 1,4 triệu xe ô tô có thể được tự động giãn chu kỳ kiểm định theo chu kỳ mới

27/05/2023 lúc 09:34

Bộ GTVT vừa có văn bản gửi các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tư pháp, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam về việc lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo trình tự, thủ tục rút gọn.

27/05/2023 lúc 09:34

Thiết kế mỏng nhẹ, thanh lịch kết hợp cùng màn hình cảm ứng 2K FullView và hiệu suất ấn tượng khiến HUAWEI MateBook 14 phiên bản 2022 được tin tưởng sẽ tiếp nối thành công của thế hệ tiền nhiệm, chinh phục người dùng văn phòng đến đối tượng sinh viên... đã được cho đặt trước tại Việt Nam

Xóa ngay ứng dụng độc hại này khỏi smartphone để không bị nghe lén

27/05/2023 lúc 09:34

Các chuyên gia bảo mật tại ESET vừa phát hiện ra một loại mã độc truy cập từ xa, ẩn giấu bên trong ứng dụng "iRecorder - Trình ghi màn hình".